Gia công thực phẩm chức năng

4 Dung môi chiết xuất dược liệu được sử dụng nhiều nhất

Quá trình chiết xuất dược liệu không thể diễn ra thuận lợi nếu thiếu đi dung môi. Dung môi đóng vai trò quan trọng quyết định đến độ tinh khiết và hàm lượng dưỡng chất trong quá trình tách chiết dược liệu.

Vậy dung môi chiết xuất dược liệu là gì? Những loại dung môi nào thường được sử dụng? Cùng theo dõi bài viết bên dưới để có được câu trả lời chính xác nhất.

Dung môi chiết xuất dược liệu thông dụng nhất
4 loại dung môi chiết xuất dược liệu được ứng dụng nhiều nhất

Dung môi chiết xuất dược liệu là gì?

Chiết xuất là quá trình sử dụng dung môi thích hợp để hòa tan các chất có khả năng tan trong dược liệu, chủ yếu là các hoạt chất có tác dụng điều trị. Sau đó, quá trình tiếp theo là tách chúng ra khỏi phần không tan của dược liệu.

Phần dung môi đã được hòa tan với chất tan gọi là dịch chiết. Phần không tan được gọi là dược liệu.

Một số hoạt chất có dược tính trong dược liệu là tinh dầu, vitamin, glycosid, alcaloid,…) và được gọi là hoạt chất.

Các chất không mang lại tác dụng điều trị và gây khó khăn trong quá trình bảo quản, như đường, tinh bột, pectin, gôm, chất nhầy, nhựa, được xếp vào danh mục tạp chất trong quá trình dung môi chiết xuất dược liệu.

Mục đích của quá trình chiết xuất dược liệu bằng dung môi

Mục đích của quá trình chiết xuất không chỉ là tạo ra các chế phẩm toàn phần, chứa đựng hỗn hợp các hoạt chất, mà còn là để chiết tách riêng biệt các hoạt chất tinh khiết. Các phương pháp chiết xuất để phân lập hoạt chất tinh khiết được mô tả trong quy trình sản xuất nguyên liệu làm thuốc. 

Trong quá trình bào chế các dạng thuốc, chỉ đề cập đến các phương pháp chiết xuất được sử dụng để điều chế các chế phẩm toàn phần như cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc, chè thuốc, dịch chiết đậm đặc để pha siro thuốc, và các sản phẩm thuốc mới khác.

Chọn dung môi cần đảm bảo khả năng hòa tan tối đa các chất có tác dụng điều trị và giảm thiểu tạp chất trong dược liệu.

Yêu cầu về chất lượng của dung môi chiết xuất dược liệu

Dung môi chiết xuất dược liệu thường có những yêu cầu về chất lượng như sau:

  • Dễ tìm, giá thành phải chăng.
  • Không gây ra cháy nổ
  • Gây tạo ra mùi vị đặc biệt khi thành phẩm
  • Có thể bay hơi được khi muốn cô đặc
  • Có độ trơ hóa học, nghĩa là không gây biến đổi các hoạt chất bên trong gay khó khăn cho quá trình bảo quản và không bị phân hủy với nhiệt độ cao.
  • Hòa tan có chọn lọc (Hòa tan ít tạp chất hoặc nhiều tạp chất).
  • Dễ dàng thấm vào dược liệu (thông thường là dung môi có sức căng bề mặt nhỏ và có độ nhớt thấp).

Những loại dung môi chiết xuất dược liệu thường được sử dụng

1. Nước

Ưu điểm:

  • Thông dụng, dễ kiếm và có giá thành rẻ
  • Dễ dàng thấm vào dược liệu do có sức căng bề mặt nhỏ vừ độ nhớt thấp
  • Có khả năng hòa tan muối  alcaloid, đường, pectin, chất nhầy, acid, enzym, muối vô cơ, chất nhầy,…

Nhược điểm: 

  • Không thích hợp làm dung môi dùng trong phương pháp ngâm nhỏ giọt vì khi dược liệu khô tiếp xúc với nước sẽ trương nở làm cho các khe hở giữa tiểu phân bị kín, khi đó dung môi không đi qua được.
  • Độ sôi cao nên quá trình cô đặc dịch chiết sẽ gây phân hủy một số hoạt chất.
  • Dễ gây thủy phân một số chất như alcaloid, glycoisid.
  • Có khả năng hòa tan nên đôi khi dịch chiết sẽ có nhiều tạp chất khiến vi khuẩn, nấm mốc dễ phát triển và dịch chiết khó bảo quản.

2. Dầu thực vật

Dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương và các dầu khác có khả năng hòa tan tinh dầu và chất béo có trong dược liệu. Do độ nhớt cao, chúng khó thấm vào dược liệu. Để điều chế dầu thuốc, dược liệu cần được chia nhỏ và chiết xuất bằng phương pháp hầm ở nhiệt độ 50 – 60°C trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 giờ. Dầu dễ bị thủy phân và oxy hóa, điều này dẫn đến tăng độ acid và sự ôi khét sau một thời gian lưu trữ.

3. Glycerin

Đặc điểm của Glycerin là có độ nhớt cao nên thường được dùng phối hợp với ethanol, nước để chiết xuất các dược liệu có tanin

4. Ethanol

Ưu điểm:

  • Thích hợp với phương pháp ngâm nhỏ giọt vị không gây trương nở dược liệu.
  • Có khả năng đông vón pectin, chấ nhầy, gôm, albumin nên có thể sử dụng để loại bỏ tạp chất.
  • Nồng độ >20% nên có khả năng ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn phát triển, tăng khả năng bảo quản.
  • Có thể pha loãng với nước với tỷ lệ bất kỳ đảm bảo có nồng độ phù hợp với mỗi loại dược liệu chiết xuất.
  • Hòa tan tinh dầu, glycosid, alcaloid, tạp chất nên có khả năng hoàn toàn chọn lọc.

Nhược điểm: 

  • Ethanol có thể được acid hóa bằng acid vô cơ và hữu cơ nhằm mục đích gia tăng chiết xuất.
  • Có tác dụng dược lý và dễ cháy.

Gotime Eco – Cung cấp chiết xuất dược liệu từ dung môi chất lượng

Gotime Eco là công ty chuyên cung cấp chiết xuất dược liệu từ dung môi chất lượng cao, hướng đến việc sản xuất những sản phẩm an toàn và tinh khiết. Chúng tôi đặt sự chú trọng vào quá trình chiết xuất để loại bỏ mọi tạp chất không mong muốn, tạo ra những thành phần dược liệu chất lượng cao cho khách hàng.

Với cam kết đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn và hiệu quả, Gotime Eco là đối tác lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Tự hào mang đến cho khách hàng những giải pháp chiết xuất dược liệu đáng tin cậy, tinh khiết, hàm lượng dưỡng chất cao trong việc phát triển và sản xuất những sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về dung môi chiết xuất dược liệu. Việc lựa chọn dung môi phù hợp giúp chiết xuất có độ tinh khiết cao, ít tạp chất và giảm thiểu những vấn đề phát sinh trong quá trình chiết xuất. Và nếu bạn có nhu cầu tìm mua chiết xuất dược liệu được chiết tách từ dung môi phù hợp, dược liệu tách chiết có độ tinh khiết và hàm lượng dinh dưỡng cao thì hãy liên hệ đến Gotime ECo qua đường dây nóng ‘082.944.6155 để được chuyên viên hỗ trợ tư vấn đặt hàng.

 

Scroll to Top